Canxi là gì? Tác dụng của canxi đối với cơ thể là gì?

Canxi hỗ trợ xương và răng là điều ai cũng biết. Tuy nhiên ngoài tác dụng đó ra, canxi còn đóng vai trò nào khác? Bản chất thực sự của canxi trong cơ thể con người là gì? Cùng canxicom.vn tìm hiểu về Canxi là gì và tác dụng của canxi đối với cơ thể nhé.

Canxi là gì?

Canxi là gì? Canxi là một khoáng chất thiết yếu, chiếm 1.5 -2% khối lượng cơ thể, có nhiều vai trò đa dạng đối với hệ cơ, xương, khớp, răng và cả hệ thần kinh. 

Canxi nằm chủ yếu trong xương, móng, răng (99%), phần còn lại nằm trong các mô tế bào, dịch tế bào và máu (1%) Canxi giúp hình thành nên xương, răng, hộp sọ, giúp hoạt động đông máu diễn ra bình thường, giúp giảm co cơ…

Canxi là nguyên tố quan trọng trong cơ thể
Canxi là nguyên tố quan trọng trong cơ thể

Vai trò của canxi đối với cơ thể

Tác dụng của canxi khá phong phú, giữ vai trò quan trọng đến hệ cơ, xương, khớp, giúp giảm co giật cơ và giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.

Với người trưởng thành

  • Hệ xương: Canxi giúp xương được chắc khỏe, không bị nhức mỏi, không bị bệnh loãng xương, xương cứng cáp, không bị giòn. Ngoài ra canxi còn giúp các vết thương ở xương nhanh liền lại.
  • Hệ cơ: Canxi giúp cơ tránh bị co rút, giúp cơ tim hoạt động hiệu quả. Nếu thiếu canxi trong một thời gian dài thì cơ tim sẽ hoạt động yếu, tim đập không đều.
  • Hệ thần kinh: Canxi còn đảm nhiệm vai trò truyền xung thần kinh. Thiếu canxi người già dễ lẫn, suy nhược, tính tình thất thường. 
    Canxi giúp xương người lớn chắc khỏe
    Canxi giúp xương người lớn chắc khỏe

Đối với trẻ em

  • Hệ xương, răng: Trẻ có canxi sẽ phát triển tầm vóc tối đa, xương chắc khỏe, răng mọc nhanh, mọc đều
  • Hệ miễn dịch: Khả năng miễn dịch tăng lên, sức đề kháng tốt hơn. 
  • Hệ thần kinh: Giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt, thích nghi với môi trường nhanh, khả năng tập trung cao
    Canxi giúp trẻ em phát triển tầm vóc tối đa
    Canxi giúp trẻ em phát triển tầm vóc tối đa

Phân loại canxi

Có thể phân loại canxi thành hai loại chính là canxi vô cơ và canxi hữu cơ với những đặc điểm riêng như sau:

Canxi vô cơ

  • Được tạo nên từ ion canxi và các hợp chất vô cơ như canxi cacbonat, canxi sulfate, canxi chloride
  • Tồn tại chủ yếu ở dạng muối canxi, ít tan nên hấp thụ kém
  • Gây nên một số tác dụng phụ: táo bón, đau dạ dày, nóng trong người, lắng đọng canxi gây sỏi,…
  • Có vị hơi ngai ngái
    Canxi vô cơ khó hấp thu
    Canxi vô cơ khó hấp thu

Canxi hữu cơ

  • Được tạo nên từ ion canxi và hợp chất hữu cơ: canxi lactate, canxi gluconate,…
  • Tồn tại với cấu trúc khá giống cấu trúc sinh học của xương
  • Dạng hòa tan, hấp thu dễ dàng
  • Không gây táo bón, nóng trong người, sỏi thận
  • Có vị tự nhiên, dễ uống
    Canxi hữu cơ dễ hấp thu
    Canxi hữu cơ dễ hấp thu

Nhu cầu canxi mỗi ngày của cơ thể ở từng độ tuổi

Nhu cầu canxi của cơ thể mỗi người thay đổi theo từng độ tuổi và thời kỳ, cần nắm bắt được nhu cầu canxi để điều chỉnh và bổ sung canxi cho phù hợp, cụ thể: 

  • Dưới 6 tháng tuổi: 300mg canxi/ngày
  • 6-11 tháng tuổi: 400mg canxi/ngày
  • 1 – 3 tuổi: 500 mg canxi/ngày
  • 4 – 6 tuổi: 600mg canxi/ngày
  • 6 – 9 tuổi: 700mg canxi/ngày
  • 10 – 18 tuổi: 1000mg canxi/ngày
  • 19 – 49 tuổi: 700mg canxi/ngày
  • 50 tuổi trở lên: 1000mg canxi/ngày
  • Thời kì có thai và cho con bú: 1000mg canxi/ngày
    Mỗi lứa tuổi có một nhu cầu canxi riêng
    Mỗi lứa tuổi có một nhu cầu canxi riêng

Những vấn đề thường gặp với canxi ở cơ thể

Vấn đề thường gặp với canxi ở cơ thể chính là canxi bị thiếu hoặc thừa. Ở cả hai trường hợp, thiếu hoặc thừa canxi đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Thiếu canxi

Thiếu canxi là tình trạng canxi cung cấp cho cơ thể không đủ so với nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm như:

  • Loãng xương, xương không được chắc khỏe, dễ gãy
  • Răng yếu, lung lay, dễ bị sâu, với trẻ em thì răng chậm mọc
  • Tim đập không ổn định, cao huyết áp
  • Đau nhức các chi, hay bị chuột rút, thậm chí là co giật
  • Thần kinh không ổn định, suy nhược, trẻ em chậm phát triển
  • Chức năng tim kém đi do cơ tim co bóp kém
  • Hoa mắt và chóng mặt khi bị hạ canxi máu

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: Thiếu canxi, vitamin D và magie để hấp thụ canxi hiệu quả.
  • Rối loạn chuyển hóa: cơ thể lão hóa, nội tiết tố không ổn định, cơ thể bị bệnh lý về gan, thận, máu, tụy khiến hấp thụ canxi không hiệu quả.
  • Lối sống: Ít vận động, dùng nhiều chất kích thích khiến cơ thể khó hấp thụ canxi

Tình trạng thiếu canxi nguy hiểm như vậy nên cần thực hiện những biện pháp khắc phục kịp thời, như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cải thiện ăn uống những thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D và magie như thịt cá, trứng, sữa, chuối, rau muống, quả bơ,.. vào trong thực đơn
  • Phơi nắng: Phơi dưới ánh nắng không quá gắt để hấp thụ vitamin D tốt cho sự hấp thụ canxi của cơ thể
  • Tập luyện thể thao, không sử dụng chất kích thích: Tập luyện thể thao, sống lành mạnh là những bí quyết giúp canxi hấp thụ tốt hơn
    Cơ thể thiếu canxi dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe
    Cơ thể thiếu canxi dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe

Thừa canxi

Thừa canxi là tình trạng nồng độ canxi trong bài vượt quá mức bình thường.

Tình trạng này để lại nhiều hậu quả cho cơ thể:

  • Táo bón, khó tiêu do lượng canxi dư thừa không hấp thụ được
  • Gặp vấn đề về dạ dày, ăn không ngon miệng, buồn nôn
  • Não bộ bị ảnh hưởng gây mất tập trung, mệt mỏi
  • Ảnh hưởng đến sự hấp thụ của các vi chất khác như kẽm và sắt
  • Thận bị ảnh hưởng: Canxi bị dư thừa làm thận phải làm việc nhiều hơn, tiểu ra máu, tiểu nhiều, canxi tích tụ gây sỏi ở thận
  • Tim đập không ổn định, rối loạn nhịp tim
  • Vôi hóa khớp, canxi hóa động mạch

Như vậy, thừa canxi gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể. Thừa canxi có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm: bổ sung canxi không đúng cách, uống quá nhiều canxi, thừa vitamin D và magie, do ung thư và do chịu tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Để khắc phục tình trạng thừa canxi, nên cân bằng lại chế độ ăn uống hợp lý, điều chỉnh lượng canxi bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể, tránh dư thừa gây nhiều hậu quả cho cơ thể.

Thừa canxi có thể gây sỏi thận
Thừa canxi có thể gây sỏi thận

Bổ sung canxi như thế nào mới hiệu quả

Như vậy, chúng ta đã hiểu được canxi là gì và những tác dụng của canxi đối với cơ thể. Thiếu hay thừa canxi đều để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, vậy nên bổ sung canxi như thế nào cho đủ, đúng và hiệu quả?

Xem thêm: Bổ sung canxi không đúng cách dẫn đến hậu quả gì?

Chọn đúng loại canxi để bổ sung

Canxi vô cơ có nhiều nhược điểm, như tỉ lệ hấp thu kém, gây nóng trong người, táo bón, gây lắng canxi trong cơ thể.

Lời khuyên được đưa ra là nên hạn chế bổ sung canxi vô cơ mà nên chọn canxi hữu cơ vì có tỉ lệ hấp thụ tốt, là dạng hòa tan của canxi, gần giống với cấu trúc của canxi thiên nhiên nên cơ thể dễ hấp thụ. 

Nên bổ sung canxi hữu cơ vì dễ hấp thu và không có tác dụng phụ
Nên bổ sung canxi hữu cơ vì dễ hấp thu và không có tác dụng phụ

Không bổ sung canxi cùng lúc với kẽm và sắt

Một lưu ý cần nhớ là không nên bổ sung canxi cùng với kẽm và sắt. Canxi làm giảm sự hấp thu của kẽm. Kẽm và sắt nếu sử dụng đồng thời thì cũng sẽ khiến sắt bị giảm hấp thu. 

Khi sử dụng cùng lúc những vi chất này, người sử dụng có thể cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt, chóng mặt. Dùng lâu dài thậm chí còn gây sỏi thận, kiệt sức, hạ huyết áp, rối loạn chuyển hóa, tim gặp vấn đề,…

Không nên bổ sung canxi cùng với kẽm và sắt
Không nên bổ sung canxi cùng với kẽm và sắt

Nên bổ sung canxi cùng với vitamin D và magie

Vitamin D và magie hỗ trợ hấp thụ canxi rất nhiều. Nếu như vitamin D giúp lượng canxi ở dạ dày được hấp thụ tốt thì magie có vai trò tối đa hóa vitamin D, giúp vitamin D hoạt động tốt, đồng thời chuyển canxi đến xương, tránh lắng đọng ở các bộ phận khác trong cơ thể.

Theo tiến sĩ Carolyn Dean phân tích, bổ sung magie kết hợp với canxi nên bổ sung theo tỉ lệ 2:1, nghĩa là 200mg canxi thì cần bổ sung thêm 100mg magie. Điều này sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn.

Nên bổ sung canxi cùng magie
Nên bổ sung canxi cùng magie

Chia nhỏ hàm lượng canxi bổ sung theo các đợt

Bổ sung canxi đúng cách là không sử dụng thiếu hay thừa lượng canxi so với nhu cầu cơ thể, cần nắm bắt được nhu cầu để tính toán lượng bổ sung cho phù hợp. Ngoài ra, không nên bổ sung quá nhiều canxi trong cùng một thời điểm trong ngày. Lý do là cơ thể chỉ dung nạp được tối đa 500mg canxi trong cùng thời điểm.

Đáp ứng được những yêu cầu trên, sản phẩm Canxi Unical for rice từ Nhật Bản là sản phẩm bổ sung canxi lactate – canxi hữu cơ dạng hòa tan, dễ hấp thu vào cơ thể mà không có tác dụng phụ, tỉ lệ hấp thu lên tới trên 90%. Canxi Cơm đã được các nhà khoa học kiểm chứng hiệu quả lâm sàng nên người dùng có thể an tâm về chất lượng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao canxi unical for rice có thể hấp thu lên tới trên 90%?

Canxi cơm có tốt không? Mua canxi cơm ở đâu?

Canxi cơm giúp bổ sung canxi hiệu quả, dễ hấp thu
Canxi cơm giúp bổ sung canxi hiệu quả, dễ hấp thu

Sản phẩm bổ sung canxi mà không cần vitamin D hỗ trợ, người dùng không phải lo lắng vì canxi cơm không gây lắng, không để lại cặn, tạp chất trong cơ thể, không gây táo bón, nóng trong người. Sản phẩm sử dụng được cho mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Bạn đọc quan tâm về sản phẩm Canxi cơm Unical for rice xin liên hệ với chúng tôi qua:

One thought on “Canxi là gì? Tác dụng của canxi đối với cơ thể là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *