[CẢNH BÁO] Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

 Loãng xương thường xuất hiện ở người già và phụ nữ mãn kinh. Nhưng trên thực tế rất nhiều người trẻ hiện nay mắc căn bệnh này. Hãy cùng Canxi cơm tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi. 

Triệu chứng loãng xương ở người trẻ tuổi

Loãng xương là căn bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa xương dẫn giảm mật độ xương, xương trở nên giòn và dễ gãy. Loãng xương nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống. 

Căn bệnh này thường xảy ra phổ biến ở người già, phụ nữ mãn kinh – đây là nhóm đối tượng có chức năng xương suy giảm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngày càng nhiều người trẻ mắc loãng xương. 

Loãng xương thường phát triển chậm chạp và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu
Loãng xương thường phát triển chậm chạp và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu

Loãng xương thường phát triển chậm chạp và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đến khi bệnh tiến triển nặng thì mới có những dấu hiệu rõ ràng. Một số triệu chứng loãng xương ở người trẻ tuổi mà bạn nên biết: 

Gãy xương

Một trong những dấu hiệu đáng chú ý và dễ nhận biết nhất của loãng xương là xương dễ gãy dù là va chạm nhẹ. Gãy xương có thể xảy ra sau các hoạt động thể thao, vận động hay trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như vấp ngã, va đập. 

Đau xương

Nếu bạn bị đau xương một thời gian dài mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đang mắc loãng xương. Các cơn đau thường xuất hiện ở các vị trí lưng, cổ tay, hông, xương đùi. 

Giảm chiều cao

Chiều cao của người trẻ thường sẽ tăng và giữ ổn định trong một giai đoạn nhất định, thường là dưới 40 tuổi. Một số trường hợp mắc loãng xương ở người trẻ tuổi có thể làm giảm chiều cao do mật độ xương giảm và không còn duy trì được chiều cao ban đầu. 

Thay đổi dáng vẻ

Người trẻ tuổi mắc loãng xương có thể thay đổi hình dáng cơ thể. Ví dụ như gù lưng, đầu gối cong, tụt hạ sọ, cong vẹo cột sống. 

Xem thêm: Triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu loãng xương

Nguyên nhân phát bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh loãng xương ở người trẻ thường là loãng xương thế phát. Nguyên nhân thường là do: 

Nguyên nhân phát bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi có thể bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Di truyền có vai trò quan trọng trong mức độ mật độ xương và khả năng hấp thụ canxi. Nếu có thành viên trong gia đình về loãng xương, nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
  • Thiếu canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự chắc chắn của xương. Thiếu canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể góp phần vào loãng xương ở người trẻ. 
  • Chế độ ăn uống không cân đối: Việc không cung cấp đủ canxi và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho xương trong chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương ở người trẻ. 
  • Thiếu vận động: Nếu không thể tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên, điều này có thể làm giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ loãng xương. 
  • Thuốc hút thuốc và uống rượu bia: Hút thuốc lá và tiêu thụ thức uống chứa cồn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương và làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
  • Bệnh lý: Các bệnh lý về nội tiết, bệnh thận, lupus ban đỏ, hội chứng kém hấp thu, viêm cột sống… có thể là nguyên nhân gây loãng xương. 

Điều quan trọng là nếu bạn có triệu chứng hoặc nguy cơ loãng xương, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và khám bệnh. 

Bệnh loãng xương ở người trẻ thường là loãng xương thế phát
Bệnh loãng xương ở người trẻ thường là loãng xương thế phát

Điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi ra sao?

Điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng suy giảm mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Điều trị dùng thuốc 

Với tình trạng loãng xương nặng thì điều trị bằng thuốc là cách cải thiện bệnh hiệu quả nhất. Thuốc được dùng để điều trị loãng xương thường là các loại thuốc ức chế quá trình phát hủy xương, kích thích quá trình tạo xương hay bổ sung dưỡng chất giúp xương chắc khỏe. 

Thuốc Bisphosphonates

Bisphosphonates là phương pháp điều trị loãng xương phổ biến nhất. Các loại thuốc bisphosphonates bao gồm alendronate, risedronate, ibandronate và axit zoledronic. Chúng có tác dụng ngăn chặn quá trình phá hủy xương. 

Tuy nhiên, thuốc bisphosphonates dạng uống có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng và trào ngược dạ dày. Đối với dạng bisphosphonates tiêm tĩnh mạch như axit zoledronic, có thể gây sốt, đau đầu và đau cơ.

Thuốc Strontium ranelate

Nhóm thuốc này có tác dụng tạo mới xương và ngăn chặn quá trình phá hủy xương. Tuy nhiên, chúng chưa được sử dụng rộng rãi do có các tác dụng phụ liên quan đến hệ tim mạch. 

Thuốc này thường được xem xét cho những bệnh nhân không thích hợp hoặc không phản ứng tốt với bisphosphonates.

Điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng suy giảm mật độ xương
Điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng suy giảm mật độ xương

Thuốc tăng tạo xương

Teriparatide, abaloparatide, và romosozumab là những loại thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp loãng xương nghiêm trọng và nguy cơ gãy xương cao và rất cao.

 Thường thì những loại thuốc này được tiêm và tác dụng của chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi ngừng sử dụng. 

Vì vậy, sau khi ngừng sử dụng nhóm thuốc này, bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng các loại thuốc khác để duy trì sự tạo mới xương.

Điều trị bằng hormone   

Điều trị bằng hormone còn gọi là liệu pháp thay thế Estrogen thường được các bác sĩ sử dụng cho phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cơ. Phương pháp này được sử dụng để ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. 

Ngoài ra, việc sử dụng hormone estrogen còn ngăn ngừa bệnh tim, cải thiện chức năng sinh lý của cơ thể.  

Điều trị không dùng thuốc

Bên cạnh điều trị dùng thuốc cho người trẻ mắc loãng xương thì cần kết hợp với chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần hoạt động thể chất thường xuyên, tập các bài tập phù hợp như đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. 

Xem thêm: Thuốc điều trị loãng xương phổ biến và lời khuyên khi sử dụng

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi 

Để phòng ngừa loãng xương ở người trẻ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: 

Chế độ ăn cân đối

Một chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp người trẻ giảm nguy cơ mắc loãng xương. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D, các loại rau quả, trái cây và không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán. 

Một chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp người trẻ giảm nguy cơ mắc loãng xương
Một chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp người trẻ giảm nguy cơ mắc loãng xương

Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên

Hoạt động thể chất thường xuyên như tập thể dục, chạy bộ, nhảy dây hoặc tham gia các hoạt động như bơi lội, cầu lông, có thể giúp tăng cường sức mạnh và mật độ xương. 

Các bạn trẻ nên tập thể dục ít nhất 30p phút đến 1 tiếng mỗi ngày để xương khỏe mạnh. 

Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên
Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần giúp phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh loãng xương. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng nặng. 

Kiểm soát bệnh lý khác

Một số bệnh lý như bệnh nội tiết, bệnh thận, lupus ban đỏ, hội chứng kém hấp thu, viêm cột sống… là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương ở người trẻ. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ điều trị và quản lý bệnh tình theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Xem thêm: Bệnh loãng xương có chữa được không? 

Trên đây là những chia sẻ về Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến canxi và các sản phẩm bổ sung canxi, hãy liên hệ ngay với canxicom.vn để được hỗ trợ: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *