Bị loãng xương nên uống thuốc gì?

Loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, chỉ được phát hiện dựa vào các triệu chứng đau lưng, xương dễ gãy, giảm chiều cao… khi thăm khám. Vậy bị loãng xương nên uống thuốc gì?

Cách nhận biết loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương mỏng dần, giòn hơn, dễ bị tổn thương và dễ gãy dù va chạm nhẹ. 

Bị loãng xương không thể nhận biết ở giai đoạn đầu mà chỉ có thể phát hiện khi tình trạng xương đã yếu. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận biết mắc bệnh thông qua một số triệu chứng sau: 

Giảm mật độ xương

Giảm mật độ xương khiến xương cột sống của người bệnh có thể bị xẹp, lún, mắc các cơn đau lưng kéo dài, giảm chiều cao, lưng gù. 

Giảm mật độ xương là một trong những triệu chứng của bệnh loãng xương
Giảm mật độ xương là một trong những triệu chứng của bệnh loãng xương

Xương dễ gãy 

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh loãng xương là xương dễ gãy. Tình trạng gãy xương có thể xảy ra dù chỉ va chạm nhẹ, thường ở các vị trí xương đùi, xương cổ tay. 

Xương dễ gãy
Xương dễ gãy

Giảm chiều cao

Khi bị loãng xương, mật độ xương giảm dần khiến xương trở nên yếu và mỏng hơn, các đốt sống trong cột sống có thể bị sụp, làm giảm chiều cao của người bệnh. 

Thay đổi hình dáng cơ thể

Người mắc loãng xương khiến xương yếu hơn hơn, có thể dẫn đến thay đổi hình dáng cơ thể, chẳng hạn như gù lưng, cong vẹo cột sống. 

Người mắc loãng xương khiến xương yếu hơn hơn, dễ cong vẹo cột sống
Người mắc loãng xương khiến xương yếu hơn hơn, dễ cong vẹo cột sống

Đau nhức đầu xương

Đau nhức đầu xương là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh loãng xương, nguyên nhân thường là do suy giảm mật độ. Các cơn đau thường kéo dài và xảy ra ở xương cột sống, xương chậu, thắt lưng, đầu gối, xương ngón tay khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. 

Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu này người bệnh cần đi khám bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác, từ đó có phương án điều trị phù hợp. 

Xem thêm: Triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu loãng xương

Loãng xương gây đau nhức xương khớp kéo dài
Loãng xương gây đau nhức xương khớp kéo dài

Bị loãng xương nên uống thuốc gì?

Bị loãng xương nên uống thuốc gì? Thuốc điều trị loãng xương hiện nay rất đa dạng nên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

Một số loại thuốc điều trị loãng xương phổ biến hiện nay: 

Bisphosphonates

Bisphosphonates là thuốc điều trị loãng xương cho phụ nữ mãn kinh, người cao tuổi, nam giới nghiện thuốc lá, rượu bia,… Thuốc có tác dụng ức chế, làm chậm quá trình phân hủy xương và được sử dụng trong 3-5 năm. Người bệnh có thể lựa chọn một trong các thuốc thuộc nhóm sau: 

  • Alendronate: Fosamax®, Fosamax Plus D®, Binosto®.
  • Ibandronate: Boniva®.
  • Risedronate: Actonel®, Atelvia®.
  • Axit zoledronic: Reclast®.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng Bisphosphonates vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ lên cơ thể như cúm, ợ chua, suy giảm chức năng thận, hoại tử xương. 

Thuốc sinh học Denosumab (Prolia®)

Denosumab (Prolia®) là thuốc điều trị loãng xương, có tác dụng ngăn chặn quá trình thoái hóa xương bằng cách ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương. 

Thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị loãng xương khác không đem lại hiệu quả. Người bệnh khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, tổn thương xương đùi, xương hàm…

Thuốc sinh học Denosumab (Prolia®)
Thuốc sinh học Denosumab (Prolia®)

Thuốc tăng khả năng tạo xương

Những người mắc loãng xương có mật độ xương giảm thì thuốc tăng khả năng tạo xương đem lại nhiều lợi ích với người bệnh. Một số thuốc được khuyên dùng như sau: 

  • Romososumab-aqqg (Evenity®): Sản phẩm được dùng cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc loãng xương cao. 
  • Teriparatide (Forteo®) và Abaloparatide (Tymlos®): Đây là các hormone cận tuyến giáp giúp tăng sinh tế bào xương mới và cải thiện mật độ xương. 

Thuốc bổ sung canxi, vitamin D

Người bị loãng xương cần uống thêm các thuốc bổ sung canxi và vitamin D hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp. 

Lượng canxi và vitamin D được khuyến cáo hàng ngày như sau: 

  • Canxi: 800-1500 mg/ngày
  • Vitamin D: 800-1000 UI/ngày 

Một số loại canxi và vitamin D phổ biến hiện nay: 

  • Canxi cơm Unical for rice: Đây là sản phẩm bổ sung canxi đến từ Nhật Bản, có dạng canxi lactate cho khả năng hấp thu lên tới 90%. Canxi cơm cho khả năng hấp thu cao nên không gây lắng đọng trong cơ thể, không có tác dụng phụ và phù hợp với mọi đối tượng. 
  • Viên uống Kirkland Extra Strength D3 2000 IU: Đây là viên uống bổ sung vitamin D của hãng Kirkland Signature – Hoa Kỳ. Thành phần sản phẩm bao gồm soybean oil, gelatin, glycerin, water, corn oil giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe. 
Canxi Cơm Unical Canxi thích hợp để bổ sung canxi hữu cơ cho bà bầu
Canxi Cơm Unical Canxi thích hợp để bổ sung canxi hữu cơ cho người mắc loãng xương 

Lưu ý khi uống thuốc loãng xương

Các loại thuốc điều trị loãng xương rất cần thiết cho quá trình điều trị nhưng khi sử dụng cần lưu ý một số điều sau: 

  • Thông báo cho bác sĩ về lịch sử bệnh: Hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe hiện tại hoặc lịch sử bệnh tật nào bạn có, bao gồm cả các vấn đề về thận, gan, dạ dày, dạng cơ hay dị ứng thuốc.
  • Tương tác thuốc: Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì hãy báo với bác sĩ vì thuốc đó có thể tương tác với thuốc điều trị loãng xương. 
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên hộp thuốc. Không tăng hoặc giảm liều lượng mà không được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cẩn trọng với các tác dụng phụ của thuốc: Thuốc điều trị loãng xương có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, hoặc tác dụng phụ khác. 
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: Thuốc điều trị loãng xương chỉ là một phần trong quá trình điều trị. Người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D, và thực hiện các bài tập thể dục thích hợp để tăng cường sức khỏe xương.
  • Xét nghiệm định kỳ: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi sức khỏe xương và tác dụng của thuốc nên đến đến khám đúng lịch. 
  • Tư vấn về sự an toàn và hiệu quả trong khi mang thai hoặc cho con bú: Nếu người bệnh đang mang thai hoặc đang cho con bú, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn về thuốc điều trị loãng xương an toàn và hiệu quả trong tình huống này.
Người mắc loãng xương cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị
Người mắc loãng xương cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị

Trên đây là những chia sẻ về Bị loãng xương nên uống thuốc gì, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin hữu ích. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến canxi và các sản phẩm bổ sung canxi, hãy liên hệ ngay với canxicom.vn để được hỗ trợ: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *