THỰC HƯ: Thuốc loãng xương rất nguy hiểm

Để điều trị bệnh loãng xương thì sử dụng thuốc là giải pháp cần thiết giúp duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy, hoại tử xương. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lo ngại rằng thuốc loãng xương rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Cùng Canxi cơm tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thuốc loãng xương có những loại nào? 

Các loại thuốc loãng xương được sử dụng với mục đích làm chậm quá trình phân hủy xương, giảm nguy cơ gãy xương, hoại tử xương và kích thích tạo xương mới. 

Dưới đây là một số loại thuốc loãng xương thường được bác sĩ kê đơn:

Bisphosphonates

Đây là nhóm thuốc chủ đạo trong điều trị loãng xương. Bisphosphonates làm giảm quá trình mất xương bằng cách ngăn chặn việc hấp thụ và phân huỷ tế bào gọi là osteoclasts, góp phần tăng cường sự tạo xương mới. 

Các loại bisphosphonates bao gồm alendronate, risedronate, ibandronate, và zoledronate.

Thuốc loãng xương được dùng để điều trị bệnh loãng xương
Thuốc loãng xương được dùng để điều trị bệnh loãng xương

Denosumab

Denosumab là một loại thuốc kháng thể monoclonal, được sử dụng để ngăn chặn việc phân huỷ xương bằng cách ức chế hoạt động của osteoclasts. 

Denosumab thường được sử dụng cho các trường hợp loãng xương nặng hoặc không đáp ứng với các loại thuốc khác.

Hormone thay thế

Trong trường hợp phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì việc sử dụng hormone thay thế giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. 

Xem thêm: Thuốc điều trị loãng xương phổ biến và lời khuyên khi sử dụng

Tác dụng phụ của thuốc loãng xương?

Thuốc loãng xương rất nguy hiểm? Mặc dù thuốc loãng xương có lợi trong việc điều trị bệnh nhưng nó cũng gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể. Các tác dụng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của từng người. Dưới đây là một số tác dụng phụ nghiêm trọng với sức khỏe người bệnh:

Gãy xương 

Các thuốc điều trị loãng xương đều đã được chứng minh an toàn trong 5-10 năm điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc này dài hạn có thể gây ra gãy xương ở đùi và háng. Từ đó, khiến cơ thể đau nhức dễ dội các vùng xung quanh, gây bất tiện trong cuộc sống. Nếu không được phát hiện sớm, các biến chứng có thể trở nên tồi tệ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh. 

Sử dụng các thuốc này dài hạn có thể gây ra gãy xương ở đùi và háng
Sử dụng các thuốc này dài hạn có thể gây ra gãy xương ở đùi và háng

Xương hàm yếu

Một trong những tác dụng phụ tuy hiếm gặp nhưng nghiêm trọng là xương hàm yếu. Xương hàm yếu là một trạng thái mà mô xương trong hàm trở nên yếu đi và có thể gây ra viêm nhiễm, hoại tử xương. 

Nếu người mắc loãng xương phải đi nhổ răng hoặc can thiệp hàm thì hãy thông báo với bác sĩ về việc sử dụng thuốc. 

Xương hàm yếu là một trạng thái mà mô xương trong hàm trở nên yếu đi
Xương hàm yếu là một trạng thái mà mô xương trong hàm trở nên yếu đi

Ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú

Các loại thuốc hormone cho phụ nữ mãn kinh giúp giảm nguy cơ gãy xương, tăng mật độ xương. Nhưng sử dụng không đúng cách, quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây chuột rút và đau nhức các cơ, nghiêm trọng hơn là ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung. 

Viêm ruột kết

Viêm ruột kết là một trong những tác phụ khá phổ biến của thuốc loãng xương. Nếu người bệnh không uống thuốc đúng cách thì thuốc có thể gây ra kích ứng và viêm tổn thương niêm mạc thực quản, gây ra viêm nhiễm. 

Viêm ruột kết là một trong những tác phụ khá phổ biến của thuốc loãng xương.
Viêm ruột kết là một trong những tác phụ khá phổ biến của thuốc loãng xương.

Nhức đầu, chóng mặt

Một số người dùng thuốc loãng xương báo cáo cảm thấy nhức đầu và chóng mặt sau khi sử dụng. Tuy tác dụng này thường không nghiêm trọng và sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng nếu nó trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài thì người bệnh nên liên hệ với bác sĩ. 

Nổi mẩn và kích ứng da

Nổi mẩn và kích ứng da xảy ra khá phổ biến nhưng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là một phản ứng dị ứng với thuốc, nếu xuất hiện các dấu hiệu như phát ban, ngứa, nổi mẩn trên da thì hãy đi khám bác sĩ. 

Nguyên tắc khi sử dụng thuốc loãng xương

Thuốc loãng xương rất nguy hiểm. Điều này hoàn toàn không đúng! Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tác sau khi sử dụng thuốc loãng xương: 

Tuân thủ hướng dẫn sử dụng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ giúp đảm bảo người bệnh hiểu rõ tác dụng, cách uống, liều lượng và tần suất sử dụng của thuốc. 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ

Uống đúng cách

Nhiều loại thuốc cần phải uống trước hoặc sau khi ăn bao nhiêu phút, uống với một cốc nước đầy để đảm bảo thuốc không gây kích ứng dạ dày. 

Người bệnh loãng xương nên tuân thủ chính xác về thời gian và cách uống thuốc mà nhà sản xuất đề ra. 

Đứng và ngồi khi uống

Để tránh tình trạng viêm ruột kết thi khi uống thuốc loãng xương, người bệnh cần đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút. Không uống thuốc khi nằm hoặc nằm ngay sau khi uống. 

Người bệnh loãng xương nên tuân thủ chính xác về thời gian và cách uống thuốc
Người bệnh loãng xương nên tuân thủ chính xác về thời gian và cách uống thuốc

Kiểm tra tác dụng phụ

Thuốc loãng xương có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu xuất hiện tác dụng phụ cần báo với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Khám sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp theo dõi tình trạng xương và đánh giá tính hiệu quả của thuốc loãng xương. Từ đó, người bệnh sẽ được bác sĩ điều chỉnh liều lượng và liệu trình điều trị phù hợp. 

Xem thêm: Bệnh loãng xương có chữa được không? 

Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp theo dõi tình trạng xương và đánh giá tính hiệu quả của thuốc
Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp theo dõi tình trạng xương và đánh giá tính hiệu quả của thuốc

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là một bệnh lý khá nguy hiểm, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng một số biện pháp sau:

Chế độ ăn hợp lý

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D giúp duy trì sự phát triển và sức khỏe của xương khớp. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, cá, các loại hạt, rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, tắm nắng vào sáng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tăng khả năng hấp thu canxi. 

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp duy trì sự phát triển và sức khỏe của xương khớp.
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp duy trì sự phát triển và sức khỏe của xương khớp.

Tăng cường hoạt động thể chất

Việc hoạt động thể chất như đi bộ, leo núi, chạy bộ, tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe của cơ và xương. Chúng ta nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể khỏe hơn. 

Hạn chế sử dụng cồn, thuốc lá, caffein 

Các chất kích thích như cồn, thuốc lá, caffein có thể gây mất canxi trong xương. Việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này giúp kiểm soát nồng độ canxi trong cơ thể, hạn chế mất canxi. 

Bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa canxi

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, răng. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh loãng xương, chúng ta nên uống thuốc, thực phẩm chức năng chứa canxi. 

Mọi người có thể lựa chọn sản phẩm Canxi cơm Unical for rice. Đây là sản phẩm bổ sung canxi đến từ Nhật Bản, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với 100% là nguyên liệu từ thiên nhiên. Canxi cơm là canxi hữu cơ, cho tỷ lệ hấp thu lên tới 90% giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc loãng xương và tăng mật độ xương trong 4 tuần sử dụng. 

Canxi cơm Unical for rice giúp bổ sung canxi, phòng ngừa bệnh loãng xương
Canxi cơm Unical for rice giúp bổ sung canxi, phòng ngừa bệnh loãng xương

 

Thuốc loãng xương giúp duy trì mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách thì thuốc loãng xương rất nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến canxi và các sản phẩm bổ sung canxi, hãy liên hệ ngay với canxicom.vn để được hỗ trợ: 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *