Một trong những phương pháp nằm trong phác đồ điều trị loãng xương chính là thuốc truyền loãng xương. Vậy thuốc truyền loãng xương là gì? Thuốc truyền loãng xương có tốt không? Cùng Canxi Cơm tìm hiểu nhé.
Loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương ở người già khá phổ biến. Đó là tình trạng suy giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy, gây nguy hiểm cho người bệnh. Ở nhiều vị trí gãy nguy hiểm, người bệnh khó có khả năng phục hồi, gây hạn chế vận động, tàn tật, thậm chí tử vong. Một trong những phương pháp giúp điều trị loãng xương chính là sử dụng thuốc truyền loãng xương.
Thuốc truyền loãng xương là gì?
Thuốc truyền loãng xương (hay thuốc điều trị loãng xương truyền tĩnh mạch) là thuốc dùng để điều trị loãng xương được đưa vào cơ thể dưới những dạng như truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm bắp. Khi tiêm tĩnh mạch, thường thuốc sẽ được pha loãng bằng Glucose 5% hoặc NaCl 0,9%.
Truyền canxi cho người loãng xương bằng cách nào?
Bên cạnh việc bổ sung canxi dạng uống, người bệnh loãng xương có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng cách sử dụng dạng truyền qua tĩnh mạch. Thời gian truyền tối thiểu 15 phút. Để sử dụng thuốc truyền loãng xương, cần có những bước như sau:
- Khám chỉ định: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và cho làm một số xét nghiệm xem có phù hợp để sử dụng thuốc truyền canxi qua tĩnh mạch hay không.
- Chuẩn bị: Người bệnh sẽ được phổ biến về quy trình truyền, những tác dụng phụ, những điều cần thiết trước và sau khi truyền thuốc
- Tiến hành: Người bệnh nằm thẳng trên giường, vị trí truyền sẽ được sát trùng. Nếu thấy có dấu hiệu gì bất thường, người bệnh cần thông báo ngay cho y tá, bác sĩ.
- Sau khi truyền: Sau khi quy trình sử dụng thuốc truyền loãng xương kết thúc, người bệnh cần ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi. Nếu có dấu hiệu bất thường như choáng váng, đau nhức, chảy máu ở vị trí truyền, khó thở,.. bệnh nhân cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.
- Tái khám: Bệnh nhân thường được bác sĩ hẹn tái khám 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả khi dùng thuốc.
Truyền thuốc loãng xương khi nào?
Bệnh nhân loãng xương thường được chỉ định dùng thuốc truyền loãng xương trong những trường hợp sau:
- T-score (Chỉ số chênh lệch mật độ xương của người bệnh và mật độ xương chuẩn của người trẻ), nếu T-score ≤ -2.5 hoặc T-score ≤ -1.5 nhưng có thêm yếu tố nguy cơ
- Phụ nữ trên 65 tuổi, có 2 yếu tố nguy cơ
- Phụ nữ mắc loãng xương sau mãn kinh
- Người bị bệnh Paget xương
Truyền dịch loãng xương có tốt không?
Truyền dịch loãng xương có một số ưu điểm hơn so với việc dùng qua đường uống:
- Thích hợp với người gặp khó khăn khi dùng thuốc bằng đường uống
- Khả năng hấp thụ được tăng lên, ít bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống
- Tránh được một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc uống như trào ngược dạ dày
- Các lần truyền cách xa nhau, bệnh nhân chủ động hơn, ít khi bị quên liều
- Hạn chế việc sử dụng thuốc sai cách vì các thao tác đều do nhân viên y tế thực hiện
Tuy nhiên, thuốc truyền loãng xương cũng có một số nhược điểm như:
- Phải sử dụng dưới dạng truyền, tiêm, gây khó chịu cho bệnh nhân
- Cần phải thực hiện dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế
Thuốc truyền điều trị loãng xương bao gồm những loại nào?
Hiện nay, thuốc truyền loãng xương có rất nhiều loại, một số cái tên tiêu biểu như: Aclasta (nhóm Bisphosphonate), Prolia (nhóm kháng thể đơn dòng), Miacalcic, Tymlos, Evenity (kích thích hoạt động tạo cốt bào), …
Sử dụng thuốc truyền loãng xương có tốt không? Có lưu ý gì không?
Như vậy, chúng ta đã biết được nhiều thông tin về thuốc truyền loãng xương. Việc sử dụng thuốc truyền loãng xương hay không phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, khi sử dụng, cần lưu ý:
- Phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng, cần dùng đúng liều, đúng loại, đúng thời điểm phù hợp.
- Phải có sự hỗ trợ, giám sát của nhân viên y tế, cần ở lại cơ sở y tế để theo dõi sau tiêm để tránh tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay để kịp thời xử lý.
- Báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác không mong muốn.
- Cần uống nhiều nước trước và sau khi truyền để kích tiểu, tránh hại thận
- Thời gian tối thiểu để truyền thuốc là 15 phút
- Bệnh nhân cần đến khám lại đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra, đánh giá hiệu quả, từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.
- Bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn gồm những thực phẩm giàu canxi, chế độ sinh hoạt tốt, vận động nhẹ nhàng, thường xuyên.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc truyền, bệnh nhân loãng xương có thể cân nhắc bổ sung canxi thông qua việc sử dụng những thực phẩm chức năng như Canxi Cơm Unical For Rice. Sản phẩm đã được chứng minh hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả, tăng hiệu quả khi kết hợp sử dụng với thuốc điều trị loãng xương như Bisphosphonat.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc truyền loãng xương, những ưu nhược điểm và những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc để điều trị. Mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp đỡ bệnh nhân loãng xương trong quá trình điều trị.
Độc giả quan tâm về sản phẩm Canxi Cơm – bổ sung canxi, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị loãng xương, xin liên hệ:
- Địa Chỉ: Số 10, ngõ 266 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 098 156 1771 – 096 8888 566
Bổ sung canxi hữu cơ lactate, tỉ lệ hấp thụ lên tới 99%
Nguồn gốc Nhật Bản, thành phần thiên nhiên, không gây nóng trong
Tiện dụng, đơn giản, nấu cùng cơm, canh, cháo, sữa nóng… ăn hàng ngày
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!